Tìm kiếm
  Hoạt động đoàn thể
  Video - clip
Xem tất cả
  Thông kê truy cập
Khách online : 4
Số truy cập : 1354664
Khoa Hồi sức tích cực  
Cơ cấu tổ chức  
Số ĐT: 0221.6274.666
Khẩu hiệu: "Khẩn trương – kịp thời – chính xác – đúng phác đồ"

I. Lãnh đạo

Phó trưởng khoa - Phụ trách khoa
BSCKI. Vũ Thành Trung                               
Điều dưỡng trưởng khoa
CN. Đỗ Thị Hằng

II. Tổ chức khoa phòng

Tổng số nhân viên: 20 biên chế

- Bác sỹ 5 (BSCKII 01, BSCKI 02, BSĐK 02)

- Điều dưỡng 15 ( ĐDĐH 03, CNĐD 03, ĐD trung học 9)

- Khoa HSCC – CĐ gồm 2 bộ phận: đơn nguyên cấp cứu ban đầu và khu vực hồi sức tích cực - chống độc

- Giường kế hoạch: 20 khu vực HSCC – CĐ, 16 giường của đơn nguyên cấp cứu ban đầu

Trang thiết bị:

  • Máy thở 06
  • Mornitoring 05
  • Bơm tiêm điện 05
  • Máy điện tim 02
  • Máy sốc điện 01
  • Máy hút 03
  • Máy khí máu 01
  • Máy hút dẫn lưu khí một chiều 01
Chức năng nhiệm vụ  

1. Chức năng nhiệm vụ đơn nguyên cấp cứu ban đầu

  • Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện

  • Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong  vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh tới khoa hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép.

  • Tổ chức phân công làm việc và thương trực theo quy định

  • Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện.

  • Tổ chức dây truyền cấp cứu cùng với khoa hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện.

  • Phối hợp chặt chẽ với trung tâm cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu.

  • Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng.

  • Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.

2. Chức năng nhiệm vụ đơn nguyên hồi sức tích cực và chống độc

  • Khoa hồi sức tích cực là khoa lâm sang có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.

  • Phối hợp với khoa cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.

  • Phối hợp cùng với khoa cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.

  • Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hoặc chuyển bệnh nhân.

  • Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa tuyến dưới.

Các hoạt động  

Quá trình phát triển

  • Được thành lập và đi hoạt động từ tháng 11/2006 với những trang thiết bị thô sơ, nguồn nhân lực còn hạn chế. Được sự quan tâm tạo điều kiện của Đảng ủy, ban giám đốc, bệnh viện Bạch Mai và sự nỗ lực hết mình của đội ngũ y bác sĩ, khoa HSCC – CĐ đã từng bước lớn mạnh, đáp ứng được yêu cầu khám cấp cứu và điều trị bệnh nhân nặng, từng bước triển khai được nhiều kỹ thuật mới tiên tiến của tuyến trên và khu vực.

  • Các kỹ thuật đã được triển khai tại khoa:

    • Đặt NKQ, mở khí quản (cấp cứu và chuẩn bị)

    • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (tĩnh mạch cảnh trong, tĩnh mạch dưới đòn, tĩnh mạch bẹn)

    • Chọc dẫn lưu dịch màng tim, màng phổi, màng bụng, dẫn lưu khí màng phổi…

    • Chọc dịch não tủy

    • Thở máy cơ bản và nâng cao

    • Triển khai thành công kỹ thuật tiêu sợi huyết bằng thuốc Alteplase trên bệnh nhân nhồi máu não cấp.

    • Triển khai quy trình lấy và phân tích khí máu động mạch phục vụ công tác điều trị bệnh nhân nặng,….

  • Định hướng phát triển: trong tương lai, tập thể cán bộ nhân viên khoa HSCC – CĐ quyết tâm thực hiện thành công các kỹ thuật tiên tiến như lọc máu liên tục, Artline, dẫn lưu não thất,… để cấp cứu thành công những ca bệnh nặng như sốc nhiễm khuẩn, viêm tụy cấp, xuất huyết não. Các bác sĩ và điều dưỡng đều được đào tạo bài bản ngắn và dài hạn tại bệnh viện Bạch Mai. Hàng năm có ít nhất 01 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.